Tỷ phú người Mông làm giàu nhờ giống táo bé tí trên rẻo cao mây mù 01/08/2019

Với khát vọng làm giàu nơi rẻo cao mây mù, ông Sồng A Mang sinh năm 1971 dân tộc Mông, bản Cáo A xã Làng Chếu, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã vượt khó vươn lên trở thành triệu phú ở vùng cao với cây táo mèo hay còn gọi là Sơn Tra. Ông Sồng A Mang vinh dự được bình chọn và đón nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019".

Ký ức nghèo đói một thời chưa xa

Bấm chân vượt quãng đường đèo dốc hơn 20 km trong thời tiết ẩm ướt đầu mùa mưa, chúng tôi từ trung huyện Bắc Yên theo tỉnh lộ 112 lên xã Làng Chếu, nơi có độ cao hơn 1.700 so với mực nước biển. Tới đầu xã, hỏi người già, trẻ nhỏ đường vào nhà ông Mang ai ai cũng biết. Nơi gia đình ông ở là căn nhà 2 tầng, to, rộng nhất bản mới xây nằm sát bên vệ đường.

Gặp ông Mang, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi về người đàn ông dân tộc Mông này là nhanh nhẹn, hoạt bát và dễ gần. Bên tách trà nóng, ông Mang hồi nhớ lại những ngày gian khó.

Ông Sồng A Mang sinh ra và lớn lên trong gia đình đông anh em, nhà tôi cũng như bao người Mông ở bản Cáo A này, cuộc sống khó khăn, từ đời ông, đời bà đều gắn liền với những ngọn núi cao, đồi dốc, quanh năm mây mù bao phủ.

Nơi đây người Mông chỉ biết phát nương làm rẫy trọc lỗ trồng bắp, trồng lúa, cả mùa vụ phó mặc cho ông trời muốn ra sao thì ra, năm nào được mùa tạm đủ ăn, năm nào mất mùa là đói. Đất bạc màu, những cánh rừng xanh dần hết cây rồi trở nên trọc lốc, giàu đâu chẳng thất chỉ thấy cái đói, cái nghèo cứ bám lấy gia đình và bà con dân bản.

 

Bà Mùa Thị La vợ của ông Sồng A Mang đang thu hái sơn tra, một trong những cây trồng đã mang lợi về kinh tế cho gia đình.

Cách đây hơn 10 năm về trước, Làng Chếu cũng như một số xã vùng cao của huyện Bắc Yên, từng là nơi ám ảnh đối với nhiều người. Khi đó đường từ trung tâm huyện lên xã chỉ là con đường mòn nhỏ, hẹp, quanh co, vắt vẻo qua bên những sườn núi dốc đi lại rất khó khăn.

Nhà nào có công có việc xuống huyện hay đi chợ mua nhu yếu phẩm, phải thức từ lúc gà gáy đi bộ cả ngày trời, rồi kẽo kẹt gùi đồ hoặc thồ lên lưng ngựa ngược dốc trở về.

Đường sá cách trở, cuộc sống của bà con người Mông như bị cách biệt với bên ngoài, cái đói, cái nghèo cứ mãi đeo bám. Nhưng giờ đã khác, bà con vùng cao được Nhà nước đầu tư làm đường nhựa, điện thắp sáng, hướng dẫn cách làm ăn phát triển kinh tế gia đình… thay đổi cách nghĩ, cách làm, thúc đẩy ý chí vượt khó vươn lên làm giàu, xây dựng cuộc sống ấm no.

Ngày trước do nhà đông người, hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông Mang chỉ được đi học lớp xóa mù chữ 3 tháng, biết viết, biết đọc và tính nhẩm được ít con số. Cuộc sống khó khăn bươn chải làm đủ nghề kiếm sống, đi nhiều nơi được giao lưu tiếp xúc, học cái hay, cách làm hiệu quả từ những nơi khác, ông Mang quyết tâm thay đổi cách làm, nâng cao cuộc sống gia đình.

 

Vườn táo sơn tra của gia đình ông Sồng A Mang phủ kín khắp các quả đồi một thời từng trọc lốc.

Quyết chí làm giàu từ núi rừng

Năm 2000, một số cán bộ khuyến nông huyện lên vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hướng dẫn bà con bản Mông trong xã ươm giống và cách trồng táo sơn tra. Năm 2002, ông Mang quyết định chuyển một phần đất trồng ngô, lúa sang trồng táo sơn tra. Với mong muốn thoát nghèo từ cây trồng này, năm 2004 ông tăng diện tích lên 2 ha, sau 4 – 5 năm sau sơn tra bắt đầu cho thu hoạch.

Nhờ táo sơn tra được người tiêu dùng ở các thành phố lớn ưa chuộng nên bán được giá, gia đình bắt đầu có thu nhập và bớt dần khó khăn. Năm 2007, ông trồng thêm 2 ha nữa nâng diện tích lên 4 ha, qua tham gia một số lớp tập huấn, đem kỹ thuật ứng dụng vào thực tế, thường xuyên cắt tỉa và phát quang cây cỏ dại, nên vườn táo sơn tra của ông năm nào cũng sai quả.

Năm 2010, số tiền tích góp được từ bán táo mèo, ông Mang đầu tư mua một chiếc xe tải, vừa thu hái táo của gia đình, vừa thu mua táo cho bà con trong vùng để bán cho một số thương lái ở các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Hải Phòng, Điện Biên... 

Những năm táo sơn tra được mùa được giá ông trúng lớn, lãi cả trăm triệu đồng. Có vốn trong tay ông tiếp tục đầu tư thuê nhân công cải tạo lại vườn táo. Dưới tán táo sơn tra ông trồng xen cây dong riềng với diện tích hơn 3 ha. Do hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên cây dong riềng phát triển tốt, năng suất cao, chỉ tính riêng tiền bán dong riềng mỗi năm ông thu lãi từ 200 – 300 triệu đồng.

 

Bên dưới những tán rừng táo sơn tra, ông Sồng A Mang trồng xen dong riềng. Mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Cùng với táo sơn tra, cây dong riềng bắt đầu được người Mông ở các xã vung cao Bắc Yên trồng nhân rộng với diện tích lớn. Do đó, ông Mang còn đứng ra thu mua luôn cả dong riềng cho bà con “mùa táo bán táo, mùa dong bán dong” vừa làm vừa tìm hiểu thị trường. Qua khảo sát một số nơi thấy việc sơ chế tinh bột dong mang lại hiệu quả kinh tế cao, lại có thể giúp người dân tiêu thụ được sản phẩm tại chỗ.

Năm 2013, ông quyết định đầu tư mua máy sơ chế tinh bột dong riềng với công suất lớn. Mỗi ngày sơ chế cả chục tấn dong. Trung bình mỗi năm ông Mang thu mua và sơ chế từ 1,5 – 2 nghìn tấn dong cho bà con trên địa bàn. Công việc suôn sẻ, kinh tế gia đình ngày càng khá giả.

Tuy không phải là chuyên gia về nông nghiệp nhưng ông Mang có cách làm rất khoa học, toàn bộ nước thải từ bã dong sau sơ chế được thu gom, sử dụng trở lại để tưới đất trồng dong và một số cây trồng khác thay thế cho phân bón hóa học. Không chỉ giảm được chi phí đầu tư mà còn giúp cho đất trở nên màu mỡ, canh tác được lâu dài.

 

Ngôi nhà xây 2 tầng của ông Sồng A Mang được đánh giá là khang trang nhất vùng.

Ngoài trồng táo mèo, trồng dong riềng, ông còn nuôi thêm trâu, bò, lợn, gà vừa để bán, vừa phục nhu cầu sinh hoạt tại chỗ của gia đình, mang lại thu nhập ổn định. Đến nay, tổng thu nhập của gia đình ông Mang mỗi năm từ 700 – 800 triệu đồng, trở thành hộ giàu có nhất vùng. Cũng qua ông Mang, nhiều hộ gia đình đã học tập kinh nghiệp, vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống ngày càng khấm khá.

Với ý chí và lòng quyết tâm vượt khó, ông Sồng A Mang đã xây dựng được cơ ngơi bề thế, nương rẫy phủ xanh cây táo sơn tra, trở thành tấm gương tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo nơi rẻo cao mây mù. Ông Sùng A Mang là một trong 63 gương mặt nhà nông tiêu biểu được bình chọn, trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019" trong dịp diễn ra Chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam" vào trung tuần tháng 10/2019.

Dân Việt

Tin cùng loại

Chỉ số gạo trắng Oryza (WRI), chỉ số bình quân gia quyền của báo giá xuất khẩu gạo trắng toàn cầu, kết thúc tuần ở mức 666 USD/tấn, giảm 1 USD/tấn so với tuần trước, giảm 20 USD/tấn so với tháng trước và tăng 158 USD/tấn so với năm trước

Từ ngày 25/3/2024 đến 29/3/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE tăng và SICOM, MRE giảm. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 9/2024 là 2.170 USD/tấn, tăng 1,1%;

Trong các cuộc thảo luận gần đây tại Hồng Kông, đại diện thương mại Thái Lan Narumon Pinyosinwat và giám đốc điều hành của Tencent, cùng với đại biểu từ Shanghai East Best Ngoại thương (SEBFT), một nhà nhập khẩu sầu riêng nổi tiếng ở Trung Quốc, đã hoàn tất một thỏa thuận.

Sáng 14/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Chỉ số gạo trắng Oryza (WRI), chỉ số bình quân gia quyền của báo giá xuất khẩu gạo trắng toàn cầu, kết thúc tuần ở mức 660 USD/tấn, giảm 6 USD/tấn so với tuần trước, giảm 16 USD/tấn so với tháng trước và tăng 147 USD/tấn so với năm trước

Hệ thống này gồm 3 tuyến trục dọc, 3 tuyến trục ngang, với chiều dài 554 km được đưa vào hoạt động sẽ làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt kinh tế - xã hội ở vùng đất rất giàu tiềm năng nông nghiệp này. Đường về miền Tây đã gần hơn .

Từ ngày 18/3/2024 đến 22/3/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, SICOM giảm và MRE tăng. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 8/2024 là 2.166 USD/tấn, giảm 8,8%;

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt 1,63 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2023. Trong giai đoạn được xem xét, xuất khẩu rau quả đạt 4,21 tỷ USD, tăng 72,5% tương đương 1,77 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Sầu riêngMontong của Việt Nam đang vào cuối vụ, lượng đưa ra thị trường ít, trong khi chất lượng không còn tốt như trước. Kanyao của Việt Nam có mặt trên thị trường từ tháng 11 để chiếm lĩnh thị trường sầu riêng và mùa sản xuất kéo dài hơn hai tháng.

Từ ngày 04/3/2024 đến 08/3/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, SICOM tăng và MRE giảm. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 8/2024 là 2.116 USD/tấn

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi