![]()
Bệnh lem lép hạt hại lúa và cách phòng trị
09/10/2015
“Bệnh” lem lép hạt là tên gọi chung mô tả triệu chứng vỏ trấu hạt lúa bị biến màu, thường là nâu hoặc đen, có thể vết bệnh chỉ là một đốm nhỏ, nhưng cũng có thể lan ra toàn bộ vỏ trấu. Nếu bệnh nhẹ, mầm bệnh mới xâm nhập vào vỏ trấu khi lúa mới trổ, làm hạt bị lem tuy nhiên hạt lúa vẫn đầy, nếu nặng, mầm bệnh đã xâm nhập vào bên trong phôi, làm hạt lúa có thể bị lửng hay lép hoàn toàn. Bệnh lem lép hạt phổ biến và gây hại quanh năm ở Việt Nam, tuy nhiên bệnh sẽ phổ biến hơn, khi lúa trổ đúng vào lúc trời mưa gió, khí hậu ẩm ướt. Nguyên nhân “Bệnh” lem lép hạt do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là các loài nấm như : Alternaria , Helminthosporium,Nigrospora, Fusarium, Curvularia, Pirycularia , Septoria, Tilletia, Ustilaginoidea… và cả vi khuẩn Pseudomonas. Ngoài các tác nhân trên, lem lép hạt còn có thể do nhện gié, bọ xít hôi , rầy nâu, do bệnh đạo ôn, vàng lá chín sớm, vàng lùn… hay có thể do ruộng bón thừa đạm (hoặc thiếu đạm) hay bón đạm quá muộn, ruộng mới trổ bị thiếu nước, ruộng bị nhiễm phèn, mặn, lúa mới trổ bị mưa, gió, trời quá nóng hay quá lạnh, hay nhiều khi do phun thuốc bảo vệ thực vật, phân bón lá đúng vào lúc lúa trổ làm hư nhuỵ. Tầm quan trọng Bệnh lem lép hạt làm giảm năng suất và chất lượng gạo : nếu ruộng bị lem lép nặng, năng suất có thể giảm đến 50%, ngoài ra ruộng bị lem lép hạt cho tỷ lệ gạo thấp, hạt tấm, cám nhiều, hạt gạo giảm độ trong, bạc bụng nhiều. Giảm tỷ lệ nẩy mầm hạt giống: Do các mầm bệnh sau khi gây hại trên vỏ trấu có thể xâm nhiểm sâu vào bên trong hạt, làm hại phôi nên có thể làm hạt không nẩy mầm hoặc nẩy mầm yếu, cây mạ yếu. Nguồn bệnh trên ruộng: Do các loài nấm gây hại bệnh lem lép hạt cũng chính là các loài nấm gây hại trên lúa đang sinh trưởng như bệnh đạo ôn, gạch nâu, đốm nâu, vàng lá… nên bệnh lem lép hạt cũng chính là nguồn lây trên ruộng. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh lem lép hạt Giống: Giống có vỏ trấu dầy, bị lem lép hạt nhẹ. Giống chịu phèn kém, bị nặng. Giống dễ nhiễm đạo ôn, đốm vằn, bạc lá, vàng lá chín sớm, nhiễm rầy, dễ bị lem lép hạt. Thời vu: Đông Xuân ít bị hơn Hè Thu. Hè Thu gieo sạ sớm (T. 3 – 4) ít bị lem lép hạt hơn gieo sạ muộn (T.5 – 6). Đất đai: Đất nhiễm phèn, mặn dễ bị lem lép hạt. Sâu, bệnh: Giống dễ nhiễm đạo ôn, đốm vằn, bạc lá, vàng lá chín sớm… dễ bị lem lép hạt. Bón phân: Bón thừa đạm / bón thiếu đạm), bón đạm muộn, dễ bị lem lép hạt. Bón cân đối NPK, phân có vi lượng: Mg, Silic, Zn … ít bị lem lép hạt. Phun thuốc BVTV: Phun đúng vào lúc lúa đang trổ, dễ bị lem lép hạt. Cỏ dại: Ruộng vệ sinh đồng ruộng kém, nhiều cỏ dại ven bờ, lúa dễ bị lem lép hạt do là ký chủ của nhiều bệnh trên lá, thân và hạt. Phòng – Trị Giống: Nên dùng hạt giống xác nhận, ít hoặc không mang mầm bệnh nhất là bệnh đạo ôn, đốm nâu, vàng lá, giống có tính chống chịu sâu bệnh cao phù hợp với điều kiện địa phương. Không dùng hạt giống ở ruộng vụ trước bị bệnh lem lép hạt. Hạt giống cần ngâm ủ để loại hạt lép lửng. Xử lý giống: hạt giống cần được xử lý trước khi gieo sạ để diệt bào tử nấm gây bệnh bám trên vỏ trấu, ngoài ra còn giúp cây lúa mọc khoẻ, ít bệnh. Có thể xử lý bằng: (1)Nước nóng ( 3 sôi, 2 lạnh): hạt giống sau khi loại bỏ hạt lửng, ngâm trong nước nóng “ 3 sôi, 2 lạnh” (khoảng 52 – 54 độ C), trong 12 – 15 phút, sau đó vớt ra, đem ủ. Hoá chất: có thể xử lý hạt giống bằng thuốc: Bendazol 50WP, Carbenzim 50WP: Ngâm hạt lúa đã nhú mộng trong 3 giờ trong dung dịch nước thuốc 0,1 % ( pha 1 gam thuốc trong 1 lít nước). Dipomate 80WP: Trộn khô hạt giống với thuốc theo tỷ lệ 0,5% trọng lượng hạt ( 5 gam thuốc trong 1 kg hạt giống), sau 5 giờ, rửa sạch, đem ủ, hoặc ngâm hạt giống trong 2 giờ với dung dịch nước thuốc nồng độ 0,3% ( 3 gam thuốc trong 1 lít nước), vớt ra, rửa sạch, mang đi ủ. Việc xử lý giống như trên ngoài việc phòng ngừa bệnh lem lép hạt, còn giúp phòng trừ bệnh lúa von, đạo ôn, vàng lá chín sớm. Thời vụ gieo trồng: Nên chọn thời vụ gieo trồng sao cho khi lúa trổ không gặp điều kiện bất lợi như mưa, sương mù, gió nóng, hạn, mặn Cải tạo đất: Đất bị nhiễm phèn, cần cải tạo đất trước khi gieo sạ, cần tháo nước rửa phèn, tăng cường bón lân, vôi… Phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại: cần phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ ven bờ, phòng trừ tốt rầy nâu, nhện gié, sâu cuốn lá, bọ xít hôi, bệnh đạo ôn, đốm vằn, vàng lá chín sớm… Bón phân cân đối N- P – K (nhất là P và K), không bón thừa đạm (hay để ruộng thiếu đạm dễ sinh bệnh đốm nâu, gạch nâu), bón đạm muộn, có thể bón phân theo bảng so màu lá lúa, nếu có thể bón thêm phân hữu cơ. Thuốc hoá học: thuốc phòng trị cần có: (1) Tính tiếp xúc, nhất là tính nội hấp (lưu dẫn), (2) Phổ rộng (trừ nhiều loại nấm), (3) Hiệu lực phòng - trị kéo dài, (4) Chứa vi lượng như Mg, Si, Mn, Zn, Cu… để giúp bộ lá xanh, tăng năng suất. Có thể dùng các loại thuốc sau : Sagograin 300EC: Liều lượng 0,3 L/ha. Saizole 5SC: Liều lượng 1 L/ha. Pysaigon 50WP: Liều 1,0 – 1,2 kg/ha. Lưu ý: (1) Cần phun phòng khi lúa bắt đầu trổ, sau khi lúa trổ đều (khoảng 5 – 7 ngày sau) có thể phun thêm lần 2, chú ý phun sớm ngoài việc phòng trị bệnh lem lép hạt, còn giúp phòng trị các bệnh khác như đạo ôn, đốm vằn, vàng lá… Cĩ thể trước trổ phun PySaigon, sau trổ phun Sagograin. (2) Lúa đang phơi màu, không phun, nếu cần phun buổi chiều. (3) Phun đủ lượng nước khuyến cáo, ít nhất 2 bình 16 lít / 1000m2. |

RONINDA 100SL – "Khắc tinh" sâu vẽ bùa & ruồi đục quả! Thế hệ mới >> Hiệu quả vượt trội >> An toàn vượt mong đợi!
Hiện cả nước đã có hơn 50.000 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá virus, trong đó hơn 6.000 ha nhiễm nặng. Dịch bệnh đang bùng phát mạng tại các tỉnh từ Thanh hoá trở vào, đặc biệt là miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ
Tác hại: Rệp non mới nở có màu hồng, chưa có sáp trên mình, chân khá phát triển. Rệp trưởng thành có hình bầu dục dài 4mm, rộng 2mm, trên mình có nhiều sợi sáp dài màu trắng xốp. Trên cây cà phê có 2 loại rệp sáp gây hại, một loại hại chùm quả và lá, loại thứ hai hại rễ.
Sầu riêng là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và đang được nhiều nhà vườn đầu tư phát triển mạnh. Tuy nhiên, bệnh thối trái sầu riêng đang là mối đe dọa nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng vườn cây, đặc biệt ở những vùng có mưa nhiều, độ ẩm cao, mật độ trồng dày.
Sâu đục trái thường gây hại khi ớt đang giai đoạn ra hoa và có trái non, sâu đục trái thường thích trái xanh và chui vào từ cuống, sâu đục đến đâu thường đùn phân ra đến đó, lỗ bị sâu đục rất gọn gàng, trái non bị sâu đục thường rụng sớm, còn những quả lớn thì thiệt hại làm giảm giá trị sản phẩm.
Đặc tính: Trưởng thành đực có cánh dài 1,2 mm có màu xanh vàng nhạt. Trưởng thành cái không có cánh và được bọc bằng vỏ nâu, phồng lên hình bán cầu dài 2,5 - 3 mm. Rệp vảy nâu bám dính vào cành lá hút dịch cây làm cho cành lá kém phát triển, thường gây hại vào mùa khô.
Ruồi đục trái là dịch hại quan trọng ở vùng ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới. Nhiều vùng trồng xoài ở Viêt Nam, ruồi gây hại nghiêm trọng.Ruồi thích đẻ trứng trên trái chín, nhưng cũng đẻ cả trên trái còn xanh. Vỏ trái nơi ruồi đục có màu đen, mềm, ứa nhựa hấp dẫn côn trùng,
Bắt đầu vào mùa khô, biên độ nhiệt ngày và đêm khu vực Miền Đông - Tây Nguyên rất lớn. Ban ngày nhiệt độ khá nóng lên tới 35-38˚C, tuy nhiên về đêm nhiệt độ xuống thấp chỉ còn 18-20˚C. Với sự chênh lệch nhiệt độ này sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt cho cây sầu riêng.
Phân bón lá Đa lượng - Trung lượng Sinh học SPC-KALI SILIC là phân bón dạng lỏng chứa Axit Humic, Kali, Silic, trong đó Silic là một nguyên tố thường bị lãng quên nhưng có nhiều lợi ích đối vói thực vật bao gồm cả việc tăng cường thành vách tế bào
Phân bón sinh học SPC - NPK 5-5-15 là phân bón dạng lỏng chứa các nguyên tố đa lượng Đạm, Lân, Kali và Axit Humic, trong đó Kali chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần Đạm, Lân, do đó phân SPC - NPK 5-5-15 rất thích hợp để phun lên các loại cây trồng vào những giai đoạn ra hoa - kết trái, dướng trái, nuôi hạt....
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4086
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp
