Bệnh thán thư hại tiêu 25/09/2017

 TS Nguyễn Minh Tuyên

Hiện nay hồ tiêu đang là cây trồng có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam, người trồng tiêu có thu nhập cao do giá tiêu ổn định trong nhiều năm qua. Chính vì vậy, việc mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh tự phát cho cây tiêu không ngừng tăng lên. Đó cũng là yếu tố góp phần làm các loại dịch hại có điều kiện phát sinh phát triển. Thán thư là một trong những bệnh hại quan trọng trên cây tiêu. Trong những năm gần đây, bệnh này đã gây hại trên nhiều vườn tiêu, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tiêu.

Tác nhân gây hại: Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.

Triệu chứng gây hại:

Trên lá non, bệnh làm các đầu lá bị khô đen. Trên lá bánh tẻ, tại mép lá vết bệnh có màu nâu đen, sau đó vết bệnh lan rộng dần vào trong, giữa phần lá bị bệnh và phần lá lành có viền đen đậm và có quầng màu vàng. Cành non bị bệnh thì vỏ bị nâu đen, vết bệnh hơi lõm vào. Nụ hoa quả bị bệnh có màu nâu đen và dễ bị rụng.

Điều kiện phát sinh phát triển:

Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện ẩm độ cao của mùa mưa. Đặc biệt, bệnh thường phát triển mạnh trong giai đoạn cây ra lộc, ra nụ non, và gặp điều kiện thời tiết ẩm thấp. Trong các vườn tiêu đầu tư chăm sóc không hợp lý như bón phân không cân đối bị dư đạm, cây che bóng và cây choái sống rậm rạp trong mùa mưa, làm thiếu ánh nắng và tăng ẩm độ của vườn thì bệnh thường nặng. Vườn tiêu không có hệ thống thoát nước tốt thì tỷ lệ bệnh cũng thường cao…

Một số biện pháp phòng trừ có hiệu quả cao, làm giảm được thiệt hại và chi phí:

- Trước khi vào vụ mới, cần vệ sinh vườn tiêu, trừ sạch cỏ dại, cắt các dây tiêu bị sâu bệnh, dây nằm khuất trong tán hoặc các dây lươn vươn ra ngoài tán, để ánh nắng chiếu vào dễ dàng, nhằm hạ ẩm độ. Cắt tỉa tán cây tiêu hợp lý cũng giúp cho việc phun xịt thuốc phòng ngừa sâu bệnh được dễ dàng hơn. Cắt bớt tán cây che bóng và cây choái sống cho vườn thông thoáng trong mùa mưa.

- Bón phân đầy đủ và cân đối, tránh bón thừa đạm. Tăng cường một số vi lượng cho cây bằng cách phun qua lá loại phân bón lá: POLYFEED 15-15-30 vào giai đoạn trước khi cây ra nụ, để giúp cây tăng cường sức chống chịu với bệnh, tăng cường sự phân hóa mầm hoa, làm tăng số lượng nụ hoa, là điều kiện để tăng năng suất và chất lượng.

- Vào giai đoạn cây ra chồi và nụ non, nếu gặp điều kiện ẩm độ cao, thì cần phun phòng ngừa bằng PYLACOL 700WP, với liều lượng pha: 300g thuốc/ 100 lít nước để phun ướt đều tán cây.

- Trong điều kiện mùa mưa, khi phát hiện bệnh chớm xuất hiện trên vườn, thì nên tiến hành phun thuốc hai lần liên tiếp cách nhau 7-10 ngày.

Tin cùng loại

Lúa là cây trồng chính và quan trọng để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, một khi thâm canh để tăng năng suất và chất lượng, thì nhiều loại dịch hại thường bộc phát.

 Vào mùa khô nên phun định kỳ ( 7 đến 10 ngày một lần), một trong các loại thuốc sau :  (1) Saimida 100SL, (2)  Sec Saigon 10, 25EC, (3) Sairifos 585EC ( + Dầu SK Enspray 99EC) , (5) Rải Sargent 6GR, Diaphos 10GR (trừ rệp sáp gốc)...

Thời gian gần đây, rầy phấn trắng hại lúa xuất hiện và gây hại nhiều trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cữu Long, nhất là Tiền Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

Xuất khẩu sầu riêng hiện là đề tài nổi bật trong các cuộc gặp gỡ của hầu hết các nhà nông trên cả nước. Bên cạnh đó, hiện tượng sượng múi sầu riêng cũng được các nhà nông quan tâm không kém. Vậy hãy tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân và các biện pháp khắc phục nó.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quý bà con nông dân trong việc chọn lựa sử dụng sản phẩm mới thay thế các sản phẩm trừ cỏ do độc hại cao đã bị loại khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở nước ta như thuốc chứa hoạt chất Glyphosate, Paraquat, 2,4 D

Phân bón lá TANO 601 của công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn được đánh giá như là 1 loại phân bón đa năng, vì có thể sử dụng được ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, và cho hầu hết các loại cây trồng.

Chuột có mắt không tốt lắm, không nhìn thấy xa, không phân biệt được màu sắc, bù lại chuột có khả năng cảm nhận mùi, vị thức ăn rất tốt. Chuột rất thính tai, rất nhanh nhẹn, leo trèo, đào đất nhanh, bơi lội dễ dàng, chủ yếu phá hại về đêm.

Nấm hồng thường gây bệnh phổ biến trên các vườn cây cao su trong mùa mưa, nhất là trên các vườn cây từ 4-8 tuổi trở lên. Hiện nay, bị giá cao su chi phối, nên việc chăm sóc chỉ ở mức duy trì, làm cây suy yếu, vì vậy vào mùa mưa rất dễ bị nhiễm bệnh.

Dimenat 20 EC là thuốc trừ sâu dạng nhủ dầu (EC), thuộc nhóm lân hữu cơ (OP’s), tác động ức chế men Achetylcholinesterazase (AChE)

Cỏ dại ở đất trồng cạn đặc biệt là trên đất trồng mía, thường xuất hiện nhiều loại như mần trầu, lông, chỉ, lồng vực , túc, cháo, chác, mần ri, vòi voi, dền gai, cứt heo, mắc cở…, mỗi loại cỏ có cấu tạo hình thái, đặc điểm sinh trưởng, phát triển rất khác nhau.

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi