![]()
Sâu tơ hại rau cải và biện pháp phòng trừ
06/04/2020
Kỹ sư Kim Xuân Lộc Sâu tơ là loại sâu rất nguy hiểm mà các nhà vườn trồng rau cải rất lo ngại. Bất kể các loại rau nào dù thân cứng hay mềm điều bị sâu tơ phá hại. Đặc biệt là các loại rau như su hào, bắp cải, cải ngọt, súp lơ, cải bẹ xanh,… là những loại rau thường bị sâu tơ phá hoại nhiều nhất. Sâu tơ hại rau cải có tên khoa học là Plutella xylostella linnaeus, thuộc họ Plutellidae và bộ Lepidoptera. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - SINH HỌC Ngài sâu tơ có chiều dài từ 06 - 07 mm, sải cánh rộng từ 14 - 15 mm. Cánh trước màu nâu, giữa lưng có một dãi gợn sóng, màu trắng trên bướm đực và màu vàng trên bướm cái, chạy dài đến cuối cánh. Hai cạnh của cánh sau có rìa lông rất dài. Khi đậu cánh xếp xuôi theo thân và dựng đứng phía trên thân mình, đuôi cánh hơi nhô lên cao. Râu đầu dài từ 03 - 3,5 mm và luôn đưa tới trước rất linh hoạt. Mỗi con cái có thể đẻ từ 50 - 200 trứng.
Trứng hình bầu dục, dẹp, màu trắng ngà, đường kính từ 0,3 - 0,5 mm. Trứng đẻ rời rạc ở mặt dưới lá, gần gân chính và nở trong vòng 03 - 04 ngày. Sâu non màu nhạt, thân phình to ở giữa, hai đầu nhọn, thân chia đốt rõ ràng. Sâu non có 04 tuổi, có thời gian phát triển vào khoảng 11-15 ngày và nếu nhiệt độ thấp có thể lên tới 18 - 20 ngày. Sâu non đẫy sức dài từ 08 – 11 mm và hóa nhộng ngay trên lá rau. Khi mới hình thành nhộng có màu xanh nhạt, khoảng 02 ngày sau biến thành màu vàng nhạt, có chiều dài từ 05 - 07 mm và được bao bọc bằng các sợi tơ. Thời gian phát triển của nhộng khoảng từ 05 - 10 ngày tuỳ thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Sau khi vũ hóa 02 - 03 ngày, ngài đẻ trứng. Ngài giao phối và đẻ trứng vào lúc chiều tối, ban ngày lẫn trốn ở mặt dưới lá hay ở những nơi kín đáo trong ruộng rau. ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI: Sâu non mới nở bò lên mặt lá gặm biểu bì tạo thành những đường rãnh nhỏ ngoằn ngoèo. Sâu từ tuổi 02 bắt đầu ăn thịt lá để lại lớp biểu bì tạo thành những vết trong mờ. Sâu trưởng thành ăn toàn bộ biểu bì lá làm lá thủng lỗ chỗ, giảm năng suất và chất lượng rau. Khi mật độ sâu cao, vườn rau bị hại xơ xác, chỉ còn trơ lại gân lá. Sâu thường nhả tơ buông mình xuống đất khi bị vật khác động vào nên còn được gọi là "sâu dù".
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ - Sau khi thu hoạch phải dọn sạch tàn dư của cây, đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy hoặc ủ làm phân bón để tiêu diệt trứng, sâu non... - Sử dụng thiên địch, dùng bẫy pheromone có hiệu quả diệt trưởng thành sâu tơ. - Luân canh với cây trồng không cùng ký chủ như lúa, bắp… nên trồng xen với cây họ cà, hành, tỏi... để xua đuổi con trưởng thành đến đẻ trứng. - Nên tưới rau bằng vòi phun mưa vào buổi chiều mát để ngăn cản việc giao phối của con trưởng thành và rửa trôi bớt trứng, sâu non. - Sau một vài vụ trồng các loại rau cải nên luân canh vài loại rau màu khác. - Trước khi bứng cây ra trồng nên phun một đợt thuốc trên vườn ươm hoặc nhúng cây con vào dung dịch thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu, nhộng, trứng đang tồn tại trên cây giống. - Do ngài sâu tơ thường không bay cao, nên có thể dùng lưới cao 02 m bao xung quanh để hạn chế ngài sâu tơ từ bên ngoài bay vào vườn cải đẻ trứng.
- Thường xuyên kiểm tra ruộng, khi thấy mật số sâu tơ tăng nhanh phải phun thuốc diệt trừ kịp thời. - Sâu tơ có khả năng kháng thuốc rất nhanh, vì thế để giảm bớt áp lực kháng thuốc của sâu, bà con nông dân có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc như: Saikumi 39.35SC, Sec Saigon 25EC, Sapen Alpha 5EC, Comda Gold 5WG….. - Do ngài sâu tơ hoạt động vào chiều tối nên chúng ta có thể phun dầu khoáng SK Enspray 99EC vào thời điểm này để xua đuổi ngài hay làm hư trứng.
|

Sâu đục trái thường gây hại khi ớt đang giai đoạn ra hoa và có trái non, sâu đục trái thường thích trái xanh và chui vào từ cuống, sâu đục đến đâu thường đùn phân ra đến đó, lỗ bị sâu đục rất gọn gàng, trái non bị sâu đục thường rụng sớm, còn những quả lớn thì thiệt hại làm giảm giá trị sản phẩm.
Đặc tính: Trưởng thành đực có cánh dài 1,2 mm có màu xanh vàng nhạt. Trưởng thành cái không có cánh và được bọc bằng vỏ nâu, phồng lên hình bán cầu dài 2,5 - 3 mm. Rệp vảy nâu bám dính vào cành lá hút dịch cây làm cho cành lá kém phát triển, thường gây hại vào mùa khô.
Ruồi đục trái là dịch hại quan trọng ở vùng ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới. Nhiều vùng trồng xoài ở Viêt Nam, ruồi gây hại nghiêm trọng.Ruồi thích đẻ trứng trên trái chín, nhưng cũng đẻ cả trên trái còn xanh. Vỏ trái nơi ruồi đục có màu đen, mềm, ứa nhựa hấp dẫn côn trùng,
Bắt đầu vào mùa khô, biên độ nhiệt ngày và đêm khu vực Miền Đông - Tây Nguyên rất lớn. Ban ngày nhiệt độ khá nóng lên tới 35-38˚C, tuy nhiên về đêm nhiệt độ xuống thấp chỉ còn 18-20˚C. Với sự chênh lệch nhiệt độ này sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt cho cây sầu riêng.
Phân bón lá Đa lượng - Trung lượng Sinh học SPC-KALI SILIC là phân bón dạng lỏng chứa Axit Humic, Kali, Silic, trong đó Silic là một nguyên tố thường bị lãng quên nhưng có nhiều lợi ích đối vói thực vật bao gồm cả việc tăng cường thành vách tế bào
Phân bón sinh học SPC - NPK 5-5-15 là phân bón dạng lỏng chứa các nguyên tố đa lượng Đạm, Lân, Kali và Axit Humic, trong đó Kali chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần Đạm, Lân, do đó phân SPC - NPK 5-5-15 rất thích hợp để phun lên các loại cây trồng vào những giai đoạn ra hoa - kết trái, dướng trái, nuôi hạt....
Rầy bông xoài là côn trùng gây hại phổ biến khi xoài ở giai đoạn ra bông, trái non. Trong một thời gian ngắn, gặp điều kiện thuận lợi, rầy có thể bộc phát thành dịch. Rầy đẻ trứng, chích hút bông và cuống làm bông khô, rụng, ngoài ra dịch nhựa tươm ra từ vết chích.
Phân bón lá Đa lượng-Trung lượng Sinh học KALI SILIC là phân bón dạng lỏng chứa Axit Humic, Kali và Silic, trong đó Silic là một nguyên tố thường bị lãng quên nhưng có nhiều lợi ích đối với thực vật bao gồm cả việc tăng cường thành vách tế bào.
Phân bón lá Sinh học SPC-NPK 5-5-15 là phân bón dạng lỏng chứa các nguyên tố đa lượng Đạm, Lân, Kali và Axit Humic, trong đó Kali chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần Đạm và Lân, do đó phân SPC-NPK 5-5-15 rất thích hợp để phun lên các loại cây trồng vào những giai đoạn ra hoa – kết trái, dưỡng trái, nuôi hạt…
Sâu non muỗi hành di chuyển lên phần giữa của bẹ và thân, rồi xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng, tại đây sâu cắn phá gây hại và thải ra chất độc có trong nước miếng làm gốc bẹ lúa phồng to, bên trong rỗng, sau đó đọt lúa phát triển bất thường thành ống như lá hành có màu trắng nhạt, rộng khoảng 1 cm, dài 10-30 cm.
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp