![]()
Sử dụng PYANCHOR 3EC để trừ cỏ cho ruộng lúa vụ thu đông 2016
19/10/2016
Sản phẩm Pyanchor 3EC được nhiều nông dân tin tưởng sử dụng do chất lượng ổn định, diệt cỏ chết triệt để và rất an toàn cho cây lúa, môi trường và cho người sử dụng. Đặc điểm nổi bật của Pyanchor 3 EC là: - Trừ được nhiều loại cỏ như: lồng vực (cỏ gạo, cỏ kê), đuôi phụng, cỏ mồm, cháo, chác, năng, cỏ bợ, rau mác bao, cỏ xà bông, cỏ mực, vẩy ốc, rau dừa, rau mương…cho ruộng lúa sạ, lúa cấy và lúa cạn. - Rất tiện dụng, có thể pha chung với thuốc trừ sâu, rầy như Bascide, Schezgold, Sagometro hoặc thuốc trừ cỏ khác như: Star 10 WP, Beron 10 WP, Zico 720SL. - Pyanchor nội hấp nhanh qua lá cỏ nên sau phun 5-6 giờ, nếu gặp mưa thuốc vẫn có hiệu lực, không phải phun lại. - Phạm vi diệt cỏ rộng, phun cho lúa ở giai đoạn từ 8-20 ngày sau sạ hoặc cấy, với liều lượng 0,8 -1 lít/ha, cũng có thể phun muộn hơn để diệt cỏ lồng vực đã lớn (cỏ có trên 7 lá) với liều sử dụng 1,2 - 1,4 L/Ha (tức pha 60 - 70ml/binh 16 lít nước, phun 2 bình cho 1000m2. Để cỏ chết tốt, bà con cần chú ý thực hiện: - Chỗ ruộng có nhiều cỏ hoặc lúa mọc dầy che phủ cỏ, cần rà vòi phun kỹ, phun chậm sao cho thuốc tiếp xúc được nhiều với thân và lá cỏ. - Ruộng phun thuốc phải đủ ẫm. Nếu ruộng có nước, phải tháo nước để thân và lá cỏ khô ráo khoảng 20 phút rồi phun. Sau phun từ 1-3 ngày, cho nước vào ruộng cao khoảng 2/3 chiều cao cây lúa và giữ nước liên tục nhiều ngày càng tốt, ít nhất cũng được 4-5 ngày, vào thời điểm giữ nước cho ruộng có thể kết hợp với việc bón phân thúc đợt đầu cho cây lúa. - Đối với các tỉnh phía Bắc, giai đoạn lúa 8-16 ngày sau sạ hoặc cấy, pha 30-35 ml/binh 12 lít nước, phun cho 01 sào bắc bộ 360 m2. - Hiệu quả trừ cỏ kém khi tiết lạnh (rét). Không phun thuốc khi nhiệt độ thấp dưới 160 C. Vụ Chiêm Xuân ở phía Băc do tiết lạnh, phải tăng liều sử dụng từ 5-10ml cho mỗi binh phun so với liều hướng dẩn. - Trong điều kiện nóng khô của mùa hè (vụ lúa Hè Thu sớm), cần phun cho lá cỏ ướt đẩm, không ngại phun chồng lối vì thuốc rất an toàn cho cây lúa, tốt nhất là phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, gió nhe. - Đối với lúa nương, lúa rẩy, lúa sạ khô dọc theo triền núi, đất đồng bằng phun thuốc khi đất đủ ẩm (đất để lai dấu chân khi dẩm chân lên). Trường hợp đất khô không đủ ẩm, chờ sau cơn mưa nặng hạt thì phun, nếu phun muộn thì dùng liều lượng cao hơn so với hướng dẫn. - Nếu ruộng vụ trước có nhiều cỏ lác, cỏ cháo, cỏ chác (cỏ lông lợn), mặt ruộng có chổ trũng, đọng nước, nên hổn hợp Pyanchor 3EC với thuốc trừ cỏ Star 10WP hoặc Beron 10WP hoặc Zico 720 SL. Khi hỗn hợp 02 loại thuốc cỏ, sử dụng liều thấp nhất của mỗi loại thuốc có ghi trên nhãn để pha. Xin lưu ý trước khi phun thuốc, bà con cần đọc kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc để áp dụng…
Thạc sĩ: Ký Văn Ngọt
|

RONINDA 100SL – "Khắc tinh" sâu vẽ bùa & ruồi đục quả! Thế hệ mới >> Hiệu quả vượt trội >> An toàn vượt mong đợi!
Hiện cả nước đã có hơn 50.000 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá virus, trong đó hơn 6.000 ha nhiễm nặng. Dịch bệnh đang bùng phát mạng tại các tỉnh từ Thanh hoá trở vào, đặc biệt là miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ
Tác hại: Rệp non mới nở có màu hồng, chưa có sáp trên mình, chân khá phát triển. Rệp trưởng thành có hình bầu dục dài 4mm, rộng 2mm, trên mình có nhiều sợi sáp dài màu trắng xốp. Trên cây cà phê có 2 loại rệp sáp gây hại, một loại hại chùm quả và lá, loại thứ hai hại rễ.
Sầu riêng là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và đang được nhiều nhà vườn đầu tư phát triển mạnh. Tuy nhiên, bệnh thối trái sầu riêng đang là mối đe dọa nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng vườn cây, đặc biệt ở những vùng có mưa nhiều, độ ẩm cao, mật độ trồng dày.
Sâu đục trái thường gây hại khi ớt đang giai đoạn ra hoa và có trái non, sâu đục trái thường thích trái xanh và chui vào từ cuống, sâu đục đến đâu thường đùn phân ra đến đó, lỗ bị sâu đục rất gọn gàng, trái non bị sâu đục thường rụng sớm, còn những quả lớn thì thiệt hại làm giảm giá trị sản phẩm.
Đặc tính: Trưởng thành đực có cánh dài 1,2 mm có màu xanh vàng nhạt. Trưởng thành cái không có cánh và được bọc bằng vỏ nâu, phồng lên hình bán cầu dài 2,5 - 3 mm. Rệp vảy nâu bám dính vào cành lá hút dịch cây làm cho cành lá kém phát triển, thường gây hại vào mùa khô.
Ruồi đục trái là dịch hại quan trọng ở vùng ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới. Nhiều vùng trồng xoài ở Viêt Nam, ruồi gây hại nghiêm trọng.Ruồi thích đẻ trứng trên trái chín, nhưng cũng đẻ cả trên trái còn xanh. Vỏ trái nơi ruồi đục có màu đen, mềm, ứa nhựa hấp dẫn côn trùng,
Bắt đầu vào mùa khô, biên độ nhiệt ngày và đêm khu vực Miền Đông - Tây Nguyên rất lớn. Ban ngày nhiệt độ khá nóng lên tới 35-38˚C, tuy nhiên về đêm nhiệt độ xuống thấp chỉ còn 18-20˚C. Với sự chênh lệch nhiệt độ này sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt cho cây sầu riêng.
Phân bón lá Đa lượng - Trung lượng Sinh học SPC-KALI SILIC là phân bón dạng lỏng chứa Axit Humic, Kali, Silic, trong đó Silic là một nguyên tố thường bị lãng quên nhưng có nhiều lợi ích đối vói thực vật bao gồm cả việc tăng cường thành vách tế bào
Phân bón sinh học SPC - NPK 5-5-15 là phân bón dạng lỏng chứa các nguyên tố đa lượng Đạm, Lân, Kali và Axit Humic, trong đó Kali chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần Đạm, Lân, do đó phân SPC - NPK 5-5-15 rất thích hợp để phun lên các loại cây trồng vào những giai đoạn ra hoa - kết trái, dướng trái, nuôi hạt....
- Trụ sở Chính
- CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận, TP.HCM
- Mã số thuế: 0300632232
- Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
- Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
- Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
- Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
- XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
- Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, TP.HCM
- Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4086
- Đơn vị trực thuộc
-
- Liên kết nhanh
- Trang chủ
- Về chúng tôi
- Cơ hội nghề nghiệp
