Chuyên gia diệt chuột 14/01/2019

Hơn 10 năm qua, ông Nguyễn Ngọc Bước (Năm Bước) ở khu phố 5, thị trấn Hòa Vinh (huyện Đông Hòa, Phú Yên) chỉ làm nghề duy nhất là diệt chuột.

 


 

Năm Bước (ngoài cùng bên trái) trong buổi hội thảo diệt chuột thực hành đặt bẫy bán nguyệt 

 

Sáng, bước chân ra khỏi nhà là ông đi thẳng ra ruộng lội từ đồng này sang đồng khác đặt bẫy mặt trăng (hay còn gọi là bẫy bán nguyệt) để diệt chuột. Mới đây Chi cục BVTV Phú Yên tổ chức hội thảo về biện pháp diệt chuột, mời ông ra ruộng làm “chuyên gia” truyền đạt bí quyết đặt bẫy bán nguyệt tóm đầu “ông Tý”.

"Đón đầu" lũ chuột

Dạo quanh mấy bờ ruộng “ngó trước nhìn sau” một lúc, Năm Bước lội vô ruộng đặt bẫy. Bờ ruộng có nhiều hang chuột nhưng Năm Bước không đặt bẫy ngay miệng hang mà đặt cách bờ 1m.

Năm Bước chia sẻ: Muốn đặt bẫy bắt được chuột hiệu quả nhất là trước khi đặt bẫy vạch chòm lúa nhìn kỹ dưới gốc lúa tìm ra đường đi của chuột trong ruộng. Thường chuột nay cắn chòm lúa này mai cắn chòm lúa khác, nên trên đường đi của chúng có chỗ rẽ đó là ngã ba và đặt bẫy tại đó. Chuột đi lối nào về lối đó nên trên đường đi về thấy mồi thò đầu vào ăn dính bẫy.

Còn đặt ở miệng hang, tính chuột đa nghi mới đặt bẫy không ăn mồi liền, trong khi đó vướng đường đi chuột “đá” (mang) bẫy bị sập. Cũng chính vì chuột đa nghi nên đặt bẫy ở chỗ ngã ba, tối đầu tiên “lạ mắt” chuột không ăn mồi, đến tối thứ hai “quen mặt” chuột cắn mồi bẫy tóm gọn. Cách đặt bẫy ở ngã ba này chuột không dính tối nay cũng dính tối mai nên gọi là đón đầu chuột.

Cái “tài” của Năm Bước là trong một đám ruộng lúa xanh tốt, lá lúa thả quặt cần câu nhưng chỉ cần nhìn sơ qua, mắt ông “bói” ra đường đi chuột rất nhanh, vì vậy lượng bẫy rảo đi đặt trong ngày số lượng nhiều, đồng nghĩa tối đó số lượng chuột dính bẫy tăng lên. Không nên đặt bẫy chết một chỗ mà phải dời bẫy…

Vụ hè thu năm nào ông cũng diệt 5.000 con, vụ đông xuân diệt 3.000 con. Sở dĩ vụ đông xuân ít hơn do vụ sạ mới gối đầu qua mùa mưa nên chuột ít hơn. Hơn 10 năm qua ông diệt hàng tấn chuột.

Đài thọ cơm nước

Tại buổi hội thảo lội ruộng thực hành, ông Huỳnh Minh Cảnh, PGĐ HTX nông nghiệp Bình Kiến 2 (TP Tuy Hòa), đưa ra ý định vụ hè thu 2016, HTX “rước” ông Năm Bước ra cánh đồng xã Bình Kiến diệt chuột.

Thế nhưng ông chỉ nhận lời là mời những ai thích học cách đặt bẫy mặt trăng diệt chuột hiệu quả thì vào thị trấn Hòa Vinh, ông sẵn sàng “đài thọ” cơm nước ngày 2 bữa để truyền đạt kinh nghiệm.

Bởi cả cánh đồng rộng lớn từ thị trấn Hòa Vinh lên xã Hòa Tân Tây (huyện Tây Hòa) nông dân “đặt hàng” ông diệt chuột. Do kín lịch đi diệt chuột nên ông không thể sang địa phương khác được.

Với kinh nghiệm diệt chuột, hiện ông có trong tay “tài sản” với 1.300 cái bẫy mặt trăng. Hàng ngày ông đi đánh bẫy rồi thăm bẫy thu gom chuột chết.

Lúc nào trong người ông cũng có quyển sổ ghi lại những phát hiện mới, như giáo trình. Ngoài ra ông ghi lại số chuột dính bẫy trên mỗi đám.

Cứ mỗi con chuột là 5.000 đồng, trong lúc thăm bẫy có sao ông ghi vậy. Người nghèo, già cả neo đơn một năm chỉ làm đám ruộng thì ông diệt chuột “khuyến mãi”.

Theo Th.S Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục BVTV Phú Yên, chuột là đối tượng gây hại thường xuyên trên đồng ruộng và rất khó phòng trừ. Những năm gần đây không có lũ lớn nên chuột sinh sôi nhiều cắn phá mùa màng. Vì vậy ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân ra quân diệt chuột xuyên suốt vụ lúa. Mới đây chi cục đã mời “chuyên gia” Năm Bước truyền đạt nghề đặt bẫy bán nguyệt diệt chuột cho nông dân. Ông Năm Bước có nhiều kinh nghiệm diệt chuột, cách làm hay, sáng tạo…


Báo Nông nghiệp Việt Nam

 

Tin cùng loại

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt 1,63 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2023. Trong giai đoạn được xem xét, xuất khẩu rau quả đạt 4,21 tỷ USD, tăng 72,5% tương đương 1,77 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Sầu riêngMontong của Việt Nam đang vào cuối vụ, lượng đưa ra thị trường ít, trong khi chất lượng không còn tốt như trước. Kanyao của Việt Nam có mặt trên thị trường từ tháng 11 để chiếm lĩnh thị trường sầu riêng và mùa sản xuất kéo dài hơn hai tháng.

Từ ngày 04/3/2024 đến 08/3/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, SICOM tăng và MRE giảm. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 8/2024 là 2.116 USD/tấn

Theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông Thái Lan, để duy trì danh tiếng tích cực của sầu riêng Thái Lan, đã có nỗ lực phối hợp nhằm chống thu hoạch sớm và ngăn chặn nghiêm ngặt việc bán sầu riêng kém chất lượng

Ở Malaysia, sản xuất sầu riêng đang có mức tăng trưởng đáng chú ý, cũng như hoạt động xuất khẩu đang tạo ra thu nhập và thúc đẩy ngành nông nghiệp. Truyền thông địa phương đưa tin Datuk Arthur Joseph Kurup, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực, đã tuyên bố rằng ngành sầu riêng Malaysia dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể

Theo báo cáo chính thức của Trung Quốc, nhập khẩu thực phẩm và nông sản (thịt, ngũ cốc, thủy sản, trái cây, sản phẩm từ sữa, dầu thực vật) năm 2023 đạt 140 tỷ USD, trong đó trái cây trị giá 16,85 tỷ USD.

Trong cuộc gặp với Simon Bridges, Giám đốc điều hành Phòng Doanh nghiệp Auckland, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính nhấn mạnh tiềm năng để Việt Nam và New Zealand tăng cường thương mại song phương từ 1,3 tỷ USD hiện nay lên 2 tỷ USD

Tháng 1- 2024 đạt sơ bộ 458,741 triệu USD tăng 12,3 % với tháng trước (T12/2023 đạt 408,247 triệu USD) và tăng 89,2% so với cùng kỳ năm 2023(Tháng 1 năm 2023 đạt 242,031 triệu USD)

Tháng 2- 2024 đạt sơ bộ 287,492 triệu USD giảm 41,5 % với tháng trước (T1/2024 đạt 490,248 triệu USD) và giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2023(Tháng 2 năm 2023 đạt 322,922 triệu USD)

Từ ngày 11/3/2024 đến 15/3/2024, giá cao su thiên nhiên (CSTN) của các sàn giao dịch OSE, SICOM và MRE đều tăng. Giá cao su RSS 3 trên Sàn Giao dịch Osaka – Nhật Bản (OSE) giao tháng 8/2024 là 2.375 USD/tấn, tăng 12,2%; giá cao su TSR 20 giao sau kỳ hạn tháng 4/2024 trên sàn SICOM (Singapore) là 1.677 USD/tấn (+2,3%)

  • Trụ sở Chính
  • CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Nguyễn Văn Quỳ, khu phố 1, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
  • Mã số thuế: 0300632232
  • Tel: (028) 38 733 295 - 38 732 077
  • Fax: (028) 38 733 003 - 38 733 391
  • Website: www.spchcmc.vn - Email: info@spchcmc.vn
  • Xí nghiệp Bảo vệ Thực vật Sài Gòn
  • XÍ NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT SÀI GÒN
  • Lô C1-C3 Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
  • Tel: (028) 3873 4089 - Fax: (028) 3873 4090
  • Đơn vị trực thuộc
  • Kết nối chúng tôi